• Bóng đèn LED siêu nhỏ có thể cấy trong não

Thứ 3 | 20/06/2017 - Lượt xem: 4458
Công nghệ này giúp các nhà khoa học tìm hiểu sự hoạt động của não, từ đó tìm ra phương pháp điều trị mới cho chứng rối loạn não.

Phương pháp di truyền quang học (Optogenetics) là quá trình mà các nơ-ron thần kinh hay các tế bào khác được kích hoạt bằng cách phơi chúng trước ánh sáng.
Công nghệ này giúp cho các nhà khoa học hiểu được cách não làm việc để từ đó có thể tìm ra những phương pháp chữa trị mới cho các bệnh về não. Hiện tại thì các sợi cáp quang phải được nối vào trong não của các động vật thí nghiệm để có thể cung cấp ánh sáng tới khu vực mong muốn. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi vì các nhà khoa học đã tạo ra được được những bóng đèn LED cực nhỏ có thể cấy trực tiếp vào trong não.

Loại đèn LED này được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu của Giáo sư John A. Rogers thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, và Giáo sư Michael R. Bruchas từ Đại học Washington. Ánh sáng của nó nhỏ như một tế bào và được gắn vào một băng nhựa dẻo nhỏ như một sợi tóc. Nó được tiêm vào sâu và chính xác trong não nhờ một kim tiêm siêu nhỏ, nhờ đó, hạn chế tối đa việc gây xáo trộn cho các mô thần kinh.

Một ăng ten và mạch chỉnh lưu không dây đính trên đầu của vật thí nghiệm sẽ thu năng lượng tần số sóng radio và truyền xuống dải nhựa để cấp điện cho bóng đèn. Mô-đun thu năng lượng có thể được gỡ ra khỏi đầu khi không cần dùng. Trong khi với phương pháp hiện tại sử dụng cáp quang, các động vật thí nghiệm phải kết nối với thiết bị tạo tia laser để tạo ánh sáng.

Giáo sư Rogers và Bruchas cũng đã phát triển hàng loạt thiết bị bán dẫn siêu vi khác có thể được tiêm vào não – bao gồm máy sưởi, cảm biến nhiệt độ và ánh sáng, các điện cực có cả hai chức năng kích thích và ghi lại các hoạt động điện. Loại đèn này cũng có thể được tiêm vào các cơ quan khác.

Đang tải bình luận,....
Rất nhiều người trong số các bạn là 1 fan của đèn LED RGB, cho phép đổi màu sắc tùy ý, và quả thực đó đã trở thành xu hướng của ngành công nghiệp máy tính thời gian qua.
Đèn LED (Light Emitting Diode) được biết đến như là công nghệ thân thiện với môi trường do giảm lượng khí thải CO2, trong công nghệ đèn LED không sử dụng các chất độc hại như: thủy ngân, chì, cadium nên không gây độc cho con người và môi trường.