• Cẩm nang lựa chọn các thiết bị chiếu sáng trong gia đình

Thứ 3 | 13/06/2017 - Lượt xem: 1857
Đèn chiếu sáng là thiết bị tiêu thụ điện phổ biến nhất trong các hộ gia đình. Mặc dù công suất tiêu thụ của từng bóng đèn không lớn nhưng được sử dụng thường xuyên tại nhiều vị trí trong nhà nên hệ thống chiếu sáng có thể chiếm tới 15% lượng điện tiêu thụ bình quân trong các hộ gia đình. Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm điện trong gia đình.

1. Lựa chọn đèn chiếu sáng:

a. Nên lựa chọn đèn huỳnh quang (bao gồm đèn huỳnh quang compact, đèn huỳnh quang ống T5) tiêu thụ năng lượng ít hơn 70% so với bóng đèn sợi đốt và tuổi thọ cao gấp 3 đến 5 lần. Đây là sản phẩm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

b. Ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán các loại đèn led rất tiết kiệm năng lượng và có tuổi thọ lâu, tuy nhiên giá thành còn khá cao so với các loại đèn trước đây.

c. Cần lưu ý đối với đèn huỳnh quang và chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang, nhãn năng lượng xác nhận (Tem hình tam giác) là nhãn thể hiện mức tiết kiệm điện tốt nhất. Còn đối với các loại bóng đèn khác, nhãn năng lượng có mức từ 1 sao đến 5 sao, càng nhiều sao càng tiết kiệm năng lượng.

2. Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng:

a. Tham khảo các chuyên gia về ánh sáng, kiến trúc khi thiết kế hệ thống chiếu ság. Chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Lắp các công tắc riêng cho từng đèn hoặc cụm đèn. Lắp công tắc chỉnh độ sáng (dimmer) cho đèn halogen, đèn dây tóc;

b. Đối với đèn tuýp, sử dụng chấn lưu điện tử sẽ tiết kiệm ~30% điện tiêu thụ, bóng đèn loại T5 và T8 sẽ tiết kiệm từ 30% đến 10% điện tiêu thụ so với bóng loại T10 và làm tăng gấp đôi tuổi thọ cho bóng đèn;

c. Khi lắp đèn nên sử dụng máng/chóa, sẽ phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn;

d. Thường xuyên vệ sinh máng/chóa để đèn luôn phát huy hiệu quả chiếu sáng, vì nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng.

3. Sử dụng đèn chiếu sáng:

a. Tắt đèn khi không sử dụng;

b. Tắt bớt hoặc dùng dimmer giảm độ sáng đèn khi xem TV hoặc đọc sách với đèn bàn;

c. Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng, tuy nhiên cần lưu ý ánh nắng trực tiếp sẽ mang theo nhiệt làm nóng bên trong nhà;

d. Thường xuyên vệ sinh bóng và chóa đèn để đảm bảo độ sáng.

Theo Tietkiemnangluong.com

Đang tải bình luận,....
Khi biến đổi khí hậu tiếp tục có tác động nghiêm trọng hơn đến môi trường và sức khoẻ, thì việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, và tiết kiệm tiền điện tiếp tục như là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Với những tiến bộ của công nghệ mới, hai ưu tiên ngày càng trở nên giống nhau: việc cải thiện hiểu quả năng lượng và việc tiết kiệm về tài chính.
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các hệ thống năng lượng mặt trời hơn trước rất nhiều. Đặc biệt ở các nước phát triển, gần như bạn có thể thấy đèn đường LED năng lượng mặt trời ở bất kì nơi nào bạn đi tới. Là một xu hướng thay đổi trên thế giới gần đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách khoa học vì sao lại đèn đường LED năng lượng mặt trời lại trở thành một xu hướng như vậy.
Được giới thiệu vào khoảng năm 1970, và cho đến nay đèn HPS (High-Pressure Sodium) vẫn là giải pháp chiếu sáng đường phố phổ biến. Mặc dù sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, khả năng hiển thị của đèn HPS nhiều thiếu sót, đặc biệt là khi so sánh với công nghệ chiếu sáng mới hơn.
Hiện nay đèn led đang được ưa chuộng, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trang trí, chiếu sáng,...Đèn led được xem là giải pháp để thay thế cho những loại đèn dây tóc cũ tuy nhiên câu hỏi thường xuyên được đặt ra là bóng đèn led có tiết kiệm điện hơn không ? Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem bóng đèn led có tiết kiệm điện qua bài viết sau đây.
Những ảnh hưởng tiềm ẩn của đèn đường LED đối với sức khoẻ và môi trường đã trở thành chủ đề nóng bỏng trong những năm qua. Khi các cuộc thảo luận này được phổ biến, quá nhiều hiểu nhầm sai lệch về đèn đường LED. Chúng tôi đã tập hợp một loạt các tài liệu hữu ích về chủ đề này để giúp làm sáng tỏ một số điều và làm rõ những câu chuyện hiểu lầm phổ biến nhất về đèn đường LED.