Cầu thang là nơi mọi người thường xuyên di chuyển nhiều nhất trong nhà, nhưng đó cũng là nơi mọi người thường ít chú ý tới việc chiếu sáng nhất.
Tự chế đèn cho bàn phím máy tính để dùng qua đêm
Thứ 5 | 03/08/2017
- Lượt xem: 2055
Bạn thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng và vẫn phải lần mò từng chữ nhờ ánh sáng hắt xuống từ màn hình? Hãy tự chế cho bàn phím một chiếc bóng led trắng để giảm nguy cơ hỏng mắt.
Đối với những người thường xuyên phải làm việc với máy vi tính trong điều kiện thiếu ánh sáng, thì 1 chiếc bàn phím có đèn thực sự rất hữu dụng, nhưng những loại bàn phím có trang bị đèn nền cho bàn phím đều có giá thành không thấp chút nào. Điểm qua một số bàn phím có đèn của 1 số hãng nổi tiếng như Razer hay Logitech các bạn sẽ khó có thể kiếm được 1 chiếc bàn phím nào có đèn mà mức giá dưới 1,5 triệu đồng.
Nếu thực sự chỉ quan tâm tới việc làm sao để đủ ánh sáng khi làm việc trong điều kiện không có đèn thì có vẻ bàn phím tự chế đèn sẽ hợp hơn với bạn. So với những bàn phím hiệu có giá hàng triệu đồng, thì bỏ ra 1 chiếc bàn phím Mitsumi và vài chiếc đèn Led trắng chỉ có giá không tới 200 nghìn đồng.
Các bước tiến hành
Bài viết sẽ sử dụng chiếc bàn phím Mitsumi "huyền thoại quán net" để làm chuột thí nghiệm, các loại bàn phím khác bạn đều có thể làm tương tự.
Đầu tiên các bạn hãy mở hết tất cả vít ở mặt sau bàn phím ra, với những bàn phím mới thì bạn cần chú ý kiểm tra các vị trí dán tem bảo hành để đảm bảo tháo hết vít, tránh trường hợp làm gẫy chốt bàn phím khi mở.
Khi đã tháo được phần lưng bàn phím, các bạn sẽ thấy phần nội thất bên trong "huyền thoại" này. Và phần chúng ta cần quan tâm là phần mạch điện nhỏ bé nằm ở góc bàn phím.
Dùng tuốc nơ vít 4 cạnh tháo thanh thép giữ bảng mạch ra.
Khi tháo hết vít giữ bạn sẽ lấy được phần mạch điện đơn giản của bàn phím, tại đây bạn sẽ thấy 3 chiếc đèn báo của 3 nút Num Lock, Caps Lock và Scroll Lock. 3 chiếc đèn này chính là 3 chiếc đèn Led sử dụng điện thế 4,5V.
Trên thực tế nguồn điện sử dụng trong các dây dẫn bàn phím thường là nguồn 5V, nhưng có lẽ khi qua hệ thống mạch của bảng mạch bàn phím điện thế đã được giảm đi đôi chút vì thế tốt nhất chúng ta nên lấy trực tiếp điện từ chân đèn led báo này thay vì lấy từ dây dẫn.
Đồng thời việc lấy điện sau khi qua mạch điều khiển sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển việc tắt bật đèn bằng các phím Lock trên bàn phím. Chúng ta sẽ chọn 1 đèn trong số 3 đèn để chế đèn led vào, thường thì đèn ít sử dụng nhất trên bàn phím là đèn Scroll Lock nên tốt nhất bạn nên chọn thay đèn này. (Trong bài viết là ứng dụng trên phím Num Lock. Về cơ bản, 2 phím Scroll Lock và Num Lock không khác nhau).
Kẹp chặt bảng mạch và dùng mỏ hàn nung chảy chân mối hàn ở đèn led, tay còn lại vừa kéo vừa lắc để rút bóng đèn ra khỏi bảng mạch.
Sau khi tháo đèn, bạn để ý ở mặt kia của bảng mạch có kí hiệu dấu + và dấu - thể hiện chiều của đèn led, khi bạn thay đèn led trắng vào vị trí này bạn cũng phải chọn đúng chiều cho đèn.
Bạn có thể tham khảo hình dưới đến xác định chiều đúng cho đèn.
Dùng một sợi dây điện nhỏ làm dây dẫn đèn led ra ngoài bàn phím. Tốt nhất bạn nên chọn loại dây có 2 màu để dễ nhớ chiều của đèn khi đã dòng dây ra ngoài.
Tiến hành hàn dây dẫn vào vị trí vừa tháo đèn báo cũ ra, nhớ xem kĩ chiều để tránh phải đảo chiều đèn sau này.
Khi đã hàn xong cả 2 dây bạn dán bịt các dầu dây không sử dụng lại để tránh chạm điện. Và kết quả tạm thời sẽ như thế này.
Từ vị trí này bạn có thể chia dây nối theo nhiều nhánh tùy theo số đèn mà bạn muốn lắp, nhưng các bóng phải được mắc song song với nhau để đảm bảo hiệu điện thế trên các bóng không đổi. Lắp lại bảng mạch của bàn phím vào vị trí cũ và cố định lại bằng vít.
Để dẫn đèn ra ngoài, bạn cần khoan 1 lỗ nhỏ trên vỏ bàn phím, nếu không quá chú trọng vấn đề thẩm mĩ thì bạn có thể dùng ngay mỏ hàn nhiệt để đục 1 lỗ rất dễ dàng và tiện lợi.
Luồn dây nối vừa tạo ra mặt ngoài bàn phím qua lỗ nhỏ vừa đục.
Nếu cảm thấy 1 đèn không đủ bạn có thể nối thêm 1 đoạn dây vào đây để kéo sang góc đối diện của bàn phím. Các dây dẫn bạn hãy giấu hết vào bên trong bàn phím để đảm bảo thẩm mĩ.
Vậy là đã xong phần nội thất của bàn phím, bạn có thể đóng nắp và vặn vít lại như cũ.
Ở đầu còn lại của dây dẫn, các bạn tuốt bỏ lớp vỏ nhựa và tráng thiếc lên dây đồng, rồi gắn đèn led trắng sao cho đúng chiều đã đánh dấu bằng dây màu.
Cuốn băng dính cách điện sau khi hàn để đảm bảo an toàn khi sử dụng sau này.
Cuối cùng dùng 1 thanh thép nhỏ cắm vào lỗ dây và cuốn chặt băng dính với dây đèn nhằm giữ cố định cho đèn.
Vậy là xong công việc chế tạo bàn phím dùng trong đêm.
Thử nghiệm
Cách sử dụng loại bàn phím này không có gì đặc biệt, bạn chỉ cần cắm lại vào máy tính như bình thường, dùng nút Scroll Lock để làm công tắc tắt bật đèn.
Chúc các bạn thành công!
Đối với những người thường xuyên phải làm việc với máy vi tính trong điều kiện thiếu ánh sáng, thì 1 chiếc bàn phím có đèn thực sự rất hữu dụng, nhưng những loại bàn phím có trang bị đèn nền cho bàn phím đều có giá thành không thấp chút nào. Điểm qua một số bàn phím có đèn của 1 số hãng nổi tiếng như Razer hay Logitech các bạn sẽ khó có thể kiếm được 1 chiếc bàn phím nào có đèn mà mức giá dưới 1,5 triệu đồng.
Nếu thực sự chỉ quan tâm tới việc làm sao để đủ ánh sáng khi làm việc trong điều kiện không có đèn thì có vẻ bàn phím tự chế đèn sẽ hợp hơn với bạn. So với những bàn phím hiệu có giá hàng triệu đồng, thì bỏ ra 1 chiếc bàn phím Mitsumi và vài chiếc đèn Led trắng chỉ có giá không tới 200 nghìn đồng.
Các bước tiến hành
Bài viết sẽ sử dụng chiếc bàn phím Mitsumi "huyền thoại quán net" để làm chuột thí nghiệm, các loại bàn phím khác bạn đều có thể làm tương tự.
Đầu tiên các bạn hãy mở hết tất cả vít ở mặt sau bàn phím ra, với những bàn phím mới thì bạn cần chú ý kiểm tra các vị trí dán tem bảo hành để đảm bảo tháo hết vít, tránh trường hợp làm gẫy chốt bàn phím khi mở.
Khi đã tháo được phần lưng bàn phím, các bạn sẽ thấy phần nội thất bên trong "huyền thoại" này. Và phần chúng ta cần quan tâm là phần mạch điện nhỏ bé nằm ở góc bàn phím.
Dùng tuốc nơ vít 4 cạnh tháo thanh thép giữ bảng mạch ra.
Khi tháo hết vít giữ bạn sẽ lấy được phần mạch điện đơn giản của bàn phím, tại đây bạn sẽ thấy 3 chiếc đèn báo của 3 nút Num Lock, Caps Lock và Scroll Lock. 3 chiếc đèn này chính là 3 chiếc đèn Led sử dụng điện thế 4,5V.
Trên thực tế nguồn điện sử dụng trong các dây dẫn bàn phím thường là nguồn 5V, nhưng có lẽ khi qua hệ thống mạch của bảng mạch bàn phím điện thế đã được giảm đi đôi chút vì thế tốt nhất chúng ta nên lấy trực tiếp điện từ chân đèn led báo này thay vì lấy từ dây dẫn.
Đồng thời việc lấy điện sau khi qua mạch điều khiển sẽ giúp bạn dễ dàng điều khiển việc tắt bật đèn bằng các phím Lock trên bàn phím. Chúng ta sẽ chọn 1 đèn trong số 3 đèn để chế đèn led vào, thường thì đèn ít sử dụng nhất trên bàn phím là đèn Scroll Lock nên tốt nhất bạn nên chọn thay đèn này. (Trong bài viết là ứng dụng trên phím Num Lock. Về cơ bản, 2 phím Scroll Lock và Num Lock không khác nhau).
Kẹp chặt bảng mạch và dùng mỏ hàn nung chảy chân mối hàn ở đèn led, tay còn lại vừa kéo vừa lắc để rút bóng đèn ra khỏi bảng mạch.
Sau khi tháo đèn, bạn để ý ở mặt kia của bảng mạch có kí hiệu dấu + và dấu - thể hiện chiều của đèn led, khi bạn thay đèn led trắng vào vị trí này bạn cũng phải chọn đúng chiều cho đèn.
Bạn có thể tham khảo hình dưới đến xác định chiều đúng cho đèn.
Dùng một sợi dây điện nhỏ làm dây dẫn đèn led ra ngoài bàn phím. Tốt nhất bạn nên chọn loại dây có 2 màu để dễ nhớ chiều của đèn khi đã dòng dây ra ngoài.
Tiến hành hàn dây dẫn vào vị trí vừa tháo đèn báo cũ ra, nhớ xem kĩ chiều để tránh phải đảo chiều đèn sau này.
Khi đã hàn xong cả 2 dây bạn dán bịt các dầu dây không sử dụng lại để tránh chạm điện. Và kết quả tạm thời sẽ như thế này.
Từ vị trí này bạn có thể chia dây nối theo nhiều nhánh tùy theo số đèn mà bạn muốn lắp, nhưng các bóng phải được mắc song song với nhau để đảm bảo hiệu điện thế trên các bóng không đổi. Lắp lại bảng mạch của bàn phím vào vị trí cũ và cố định lại bằng vít.
Để dẫn đèn ra ngoài, bạn cần khoan 1 lỗ nhỏ trên vỏ bàn phím, nếu không quá chú trọng vấn đề thẩm mĩ thì bạn có thể dùng ngay mỏ hàn nhiệt để đục 1 lỗ rất dễ dàng và tiện lợi.
Luồn dây nối vừa tạo ra mặt ngoài bàn phím qua lỗ nhỏ vừa đục.
Nếu cảm thấy 1 đèn không đủ bạn có thể nối thêm 1 đoạn dây vào đây để kéo sang góc đối diện của bàn phím. Các dây dẫn bạn hãy giấu hết vào bên trong bàn phím để đảm bảo thẩm mĩ.
Vậy là đã xong phần nội thất của bàn phím, bạn có thể đóng nắp và vặn vít lại như cũ.
Ở đầu còn lại của dây dẫn, các bạn tuốt bỏ lớp vỏ nhựa và tráng thiếc lên dây đồng, rồi gắn đèn led trắng sao cho đúng chiều đã đánh dấu bằng dây màu.
Cuốn băng dính cách điện sau khi hàn để đảm bảo an toàn khi sử dụng sau này.
Cuối cùng dùng 1 thanh thép nhỏ cắm vào lỗ dây và cuốn chặt băng dính với dây đèn nhằm giữ cố định cho đèn.
Vậy là xong công việc chế tạo bàn phím dùng trong đêm.
Thử nghiệm
Cách sử dụng loại bàn phím này không có gì đặc biệt, bạn chỉ cần cắm lại vào máy tính như bình thường, dùng nút Scroll Lock để làm công tắc tắt bật đèn.
Chúc các bạn thành công!
Theo Genk
Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn LED, bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều các thông số không tồn tại trước đây đối với bóng đèn truyền thống. Bài viết này là căn bản về các khái niệm và thuật ngữ trong chiếu sáng mà bạn có thể cần hiểu để chọn đèn hoặc tìm hiểu kiến thức về chiếu sáng.
Thiết kế tối giản đang dần trở thành xu hướng nổi bật trong tương lai. Sự đơn giản đến vô hình của những đường nét, chuẩn mực về công năng của Minimalism luôn đem lại nét mạnh mẽ, hiện đại và phòng khoáng cho căn phòng của bạn. Nhưng lựa chọn đồ nội thất thế nào để phù hợp với một căn phòng Minimalism là một việc không dễ.
Sản phẩm tâm điểm lần này là Sobro - đồ dùng thiết bị lai giữa bàn cafe và tủ lạnh, đồng thời tích hợp cả một hệ thống loa ngoài, sạc điện (2 cổng USB, 2 cổng mạch điện thông thường), đèn LED, và tất nhiên là ngăn đựng đồ làm lạnh nữa. Đây là dự án hiện đang được kêu gọi vốn đầu tư và nhận được khá nhiều sự chú ý.
Đèn Led là một phát minh vĩ đại của thế giới, là vật dụng chiếu sáng tiết kiệm với những đặc điểm ưu việt và mẫu mã đa dạng như đèn led âm trần, đèn pha led.. đang dần đi vào mọi khía cạnh của đời sống. Không chỉ có tác dụng chiếu sáng, người ta còn phát hiện ra những công dụng kỳ diệu khác của đèn Led. Các nhà khoa học đến từ Hàn quốc cùng với giáo sư Keon Jae Lee thuộc KAIST (Bộ khoa học Vật liệu) đã nghiên cứu và phát triển cách phát hiện các triệu chứng của bệnh ung thư nhờ việc sử dụng đèn Led.