Đèn LED màu nóng sẽ ít thu hút muỗi hơn so với đèn có màu lạnh
Đó là kết luận của các nhà khoa học Mỹ về khả năng thu hút muỗi đối với các loại đèn khác nhau, cung cấp thêm một cách phòng chống muỗi đốt tốt hơn, từ đó ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm do loài côn trùng này truyền nhiễm.
Theo nhà sinh thái học Michael Justice tại Đại học bắc Carolina, tác giả của nghiên cứu lần này thì: "Đây là nghiên cứu đầu tiên trực tiếp so sánh khả năng sử dụng ngoài trời của các loại bóng đèn khác nhau. Kết quả cho thấy sự phổ biến của đèn LED có thể giảm được tác động của ô nhiễm ánh sáng đối với côn trùng và vô tình, nó lại phát sinh ra một biện pháp xua muỗi cho con người".
Để xác định điều trên, Justice và nhóm nghiên cứu đã thiết lập một cái bẫy dạng phễu bên trong lắp được 1 chiếc bóng đèn. Mỗi ngày họ thay 1 trong 6 loại bóng đèn khác nhau vào bên trong và đến buổi sáng sẽ đến số lượng cũng như loại côn trùng bị rơi vào đó. Nhằm đảm bảo ánh trăng không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu, nhóm đã ghi lại chu kỳ trăng tròn trong 3 tuần liên tục và dùng mọi biện pháp để chắc rằng mỗi dạng bóng đèn đều nhận được sự chiếu sáng của ánh trăng là giống nhau.
Các loại đèn khác nhau thì khả năng thu hút muỗi cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, họ cũng đảm bảo các điều kiện thời tiết không gây nhiễu kết quả nghiên cứu: "Nếu thời tiết trong quá trình bắt côn trùng bằng bóng đèn có những điểm bất thường thì kết quả nghiên cứu sẽ không còn chính xác. May mắn là chúng tôi có thể tối thiểu hóa những ảnh hưởng này bằng cách nghiên cứu dự báo thời tiết và khéo léo sắp lịch dùng bóng đèn nào để sử dụng vào ban đêm".
Thử nghiệm được tiến hành trong suốt mùa hè và cuối cùng, họ bắt được 8.887 con côn trùng bằng chiếc bẫy ánh sáng này. Tất nhiên, mỗi loại bóng đèn sẽ bắt được số lượng côn trùng khác nhau. Về tổng thể, bóng đèn sợi đốt sẽ thu hút lượng côn trùng lớn nhất, tiếp theo đó là đèn compact huỳnh quang, đèn halogen, đèn LED màu lạnh, đèn bắt côn trùng và cuối cùng là đèn LED màu nóng.
Justice cho biết ông khá ngạc nhiên khi những loại đèn diệt côn trùng có hiệu suất không được hiệu quả và nó phụ thuộc vào màu đèn sử dụng. Đồng thời đây cũng là loại đèn duy nhất cho hiệu quả thu hút khác nhau lớn giữa các loại côn trùng, điển hình như giữa bọ cánh nửa (bọ rầy,...) so với bọ cánh da.
Mặc dù đây là một nghiên cứu chưa được bình duyệt hoặc công bố trên các tạp chí lớn nhưng nó đã được báo cáo tại Hội nghị tiến bộ khoa học do Hiệp hội khoa học Mỹ tổ chức mới đây và nhận được các phản hồi khá tích cực từ giới chuyên môn, góp phần cung cấp thêm bản chất vấn đề phòng và diệt côn trùng gây hại cho mỗi người.
Đáp: OLED là viết tắt của Organic Light Emitting Diode (Diode phát sáng hữu cơ). Và cái tên chắc bạn cũng biết, những loại đèn này được làm từ vật liệu hữu cơ dựa trên cacbon, khi kết hợp với điện, tạo ra ánh sáng. Những bóng đèn này không có hình dạng bóng đèn truyền thống, cũng không giống với các mô-đun LED hoặc mảng. Thay vào đó, chúng là các tấm phẳng rất mỏng và linh hoạt.