Nguyên lý Hoạt Động của nguồn tổ ong AC/DC trên thị trường hiện nay
Khái quát về nguồn tổ ong:
Nguồn tổ ong (hay còn được gọi là nguồn xung) được biết đến như một bộ nguồn chuyển đổi từ điện thế AC 110-220V thành điện thế một chiều DC từ 1,5V - 96V tuỳ vào từng mục đích sử dụng. viececj chuyển mạch hoạt động trên nguyên tắc sử dụng transistor công suất hay các bộ phận chuyển mạch hoặc các bộ điều chỉnh để tạo ra điện áp mong muốn. Tên gọi nguồn tổ ong bắt nguồn từ hình dạng của các lỗ lục giác trên bề mặt bộ nguồn (giúp thông hơi thoát nhiệt bằng phương pháp đối lưu không khí ) giống với cấu tạo của tổ ong nên mọi người gọi chung là nguồn tổ ong để dễ nhận dạng và dễ nhớ.
Hiện nay, các thiết bị điện sử dụng dòng điện một chiều (DC) khá phổ biến và thông dụng vì chúng không chỉ giúp giảm áp lực lên điện tổng mà còn giúp tiết kiệm điện, hạn chế các tai nạn không mong muốn về điện.
những ưu điểm vượt trội của nguồn tổ ong là:
- Nguồn tổ ong có hình dáng nhỏ, gọn, nhẹ và tiết kiệm diện tích so với máy biến áp truyền thống. Nguồn tuyến tính thường rất nặng, cồng kềnh và chiếm diện tích rất lớn
- Dễ dàng liên kết với các thiết bị nhỏ gọn và như tủ điện, thiết bị giám sát, hệ thống đèn LED chiếu sáng
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các bộ nguồn thông thường khác, đa dạng điện áp giúp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Hiệu suất cao: linh hoạt trong quá trình sử dụng, vị trí lắp đặt đơn giản, đấu nối đơn giản
- An toàn cao: do nguồn điên đầu ra cấp đến thiết bị đầu cuối là điện áp một chiều DC ( VD: 12V dc cho hệ thống đèn led 12V) sẽ an toàn cho người sử dụng khi không phải ai cũng hiểu và thực hiện đúng về an toàn điện
Với công dụng biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều, các thiết bị trong ngôi nhà của bạn như: loa đài, hệ thống đèn LED chiếu sáng hoặc hệ thống camera giám sát chắc chắn không thể thiếu bộ nguồn tổ ong này
cấu tạo của nguồn tổ ong gồm:
Bộ mạch của nguồn tổ ong có 8 linh kiện, thiết bị quan trọng không thể thiếu đó chính là biến áp xung, cầu chì, cuộn lọc nhiễu, diode chỉnh lưu, sò công suất, tụ nguồn sơ cấp, tự nguồn thứ cấp, IC quang và IC TL431. Hãy cùng “mổ xẻ” chức năng của các linh kiện này trong bộ nguồn tổ ong nhé!
Biến áp xung
Biến áp xung trong cấu tạo nguồn tổ ong được sử dụng lõi ferrit với ưu điểm là độ thấm cao, độ bền cao và tổn hao dòng xoáy thấp trong một dải tần số rộng nên biến áp của nguồn tổ ong có công suất lớn hơn biến áp thường rất nhiều lần khi có cùng một kích thước. Vì vậy mà biến áp xung hoạt động tốt ở dải tần cao và rộng trong khi biến áp thường chỉ hoạt động ở dải tần thấp.
Cầu chì
Trong cấu tạo nguồn tổ ong, bảo vệ mạch nguồn bị ngắn mạch, quá tải chính là nhiệm vụ của cầu chì. Tuy nhiên, khi cầu chì bị đứt thì không nên tự tay nối hay cắm lại vì tỉ lệ cầu chì nổ sẽ rất cao.
Cuộn lọc nhiễu
Cuộn lọc nhiễu nguồn thường được đặt tại ngõ vào cấp nguồn thiết bị và có tác dụng lọc đi các sóng hài cao tầng hay tụ bù lây lan qua đường nguồn AC, chúng được phát sinh từ các tải cảm có dùng chung nguồn AC như mô-tơ, van điện từ, công tắc tơ (Contactor),… Đồng thời, cuộn lọc cũng có tác dụng ngăn các xung nhiễu từ thiết bị lan ra ngoài, giúp ổn định dòng, tránh làm ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy xung nhiễu khác.
Diode chỉnh lưu
Diode chỉnh lưu là một linh kiện bán dẫn được sử dụng rộng rãi, chất bán dẫn chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một hướng. Diode được tạo thành từ 2 lớp bán dẫn loại N (được gọi là cực âm (cathode)) và loại P (được gọi là cực dương (anode)). Diode chỉnh lưu là một linh kiện cực kỳ quan trọng trong nguồn tổ ong, giúp chuyển đổi điện áp xoay chiều thành một chiều.
Sò công suất
Đây cũng là một loại linh kiện bán dẫn dùng như công tắc chuyển mạch, đó có thể là transistor, mosfet hay IC tích hợp, IGBT. Nhiệm vụ của sò công suất là đóng cắt điện từ dương của tụ lọc sơ cấp vào cuộn dây sơ cấp rồi cho xuống mass. Nếu sò công suất bị chết, nên kiểm tra các linh kiện phụ.
Tụ lọc nguồn sơ cấp
Khi đã biến đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều, tụ lọc sơ cấp sẽ tích trữ điệp áp đã biến đổi để cung cấp năng lượng cho cuộn sơ cấp.
Tụ lọc nguồn thứ cấp
Tụ lọc này dùng để tích trữ năng lượng điện từ cuộn thứ cấp và cấp cho tải tiêu thụ IC quang và IC TL431. Nếu muốn kiểm tra tụ có tốt hay không, bạn nên gỡ sò công suất ra, sau đó, dùng một đèn 220V nối tiếp với đầu vào, cắm điện và đo 2 chân ngoài cùng của cầu diode, đo được khoảng 300 DC là tụ lọc ổn định.
IC quang và IC TL431
Đây là linh kiện đưa được thông tin biến đổi điện áp từ thứ cấp về bên sơ cấp nhưng vẫn khống chế điện áp ra bên thứ cấp ổn định theo mong muốn. Theo thời gian sử dụng, bộ nguồn tổ ong sẽ bị độ ẩm ảnh hưởng, do đó, sau 2-3 tháng bạn nên mang ra phơi nắng hoặc dùng máy sấy tóc để sấy định kỳ.
Nguyên lý nguồn tổ ong hoạt động:
- Khi công tắc điện mở, nguồn điện sẽ được đi qua nguồn tổ ong. Khi đó, cuộn sơ cấp của biến áp được đóng/cắt điện liên tục bằng sò công suất và sẽ xuất hiện từ trường biến thiên.
- Cuộn thứ cấp của biến áp cũng xuất hiện một điện áp ra. Điện áp này được chỉnh lưu qua một vài diode rồi đưa ra tụ lọc nguồn thứ cấp để san phẳng điện áp.
- Tiếp theo, các tụ IC quang và IC TL431 sẽ không chế dao động đóng/cắt điện vào cuộn sơ cấp của biến áp xung sao cho điện áp ra bên thứ cấp đạt yêu cầu.
Led Ánh Dương xin chia sẽ kiến thức tổng quát về cấu tạo nguồn tổ ong Ac/Dc hiện nay trên thị trường để quý khách có thể nắm nguyên lý hoạt động và cách vận hành sản phẩm. điều đó giúp quý khách sử dụng đúng về sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả sử dụng cũng như tránh được những hư hỏng không đáng có dẫn đến thiệt hại về kinh tế và thời gian.
Hãy liên hệ ngay với Led Ánh Dương qua các thông tin dưới đây để được tư vấn, báo giá và giải quyết mọi vấn đề thắc mắc!
Thông tin liên hệ:
Cửa Hàng: VẬT TƯ ĐÈN LED GIÁ SỈ ( Led Ánh Dương )
Địa chỉ: 70 Nguyễn Bá Tòng, P11, Q.Tân Bình, Tp.HCM
HOTLINE: 0932 049 468 (Zalo) Website: https://anhduonggroup.net