• Những bóng đèn cổ sống thọ trăm tuổi

Thứ 3 | 20/06/2017 - Lượt xem: 1786
Nhắc đến tuổi thọ trăm ngàn giờ mọi người đều nghĩ ngay đén những bóng đèn LED, nhưng thật khó tin là một số bóng đèn thế hệ cũ được nhận định tuổi thọ khoảng vài ngàn giờ vẫn có thể sống thọ cả trăm năm nay, mặc dù ngốn điện kinh khủng nhưng nó vẫn là niềm tự hào của chủ nhân sở hữu, sau đây chúng ta sẽ tiến hành điểm danh các thành viên gạo cội này.

Bóng đèn là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, thử tượng tượng, nếu chúng biến mất thì cả nhân loại sẽ chìm trong bóng đêm. Hiện nay, hầu hết chúng ta đều sử dụng đèn huỳnh quang, nhưng không một ai có thể phủ nhận đèn điện xưa kia là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Nó đưa con người vào kỷ nguyên phồn vinh, hiện đại, là dấu mốc khẳng định nhân loại đã chiến thắng bóng tối.

Trước khi đèn điện ra đời, con người chỉ biết đến đèn dầu, đèn hồ quang,… Nó được Thomas Edison nghiên cứu vào năm 1878 (mặc dù ý tưởng ban đầu không phải là của Edison, nhưng ông đã phát triển và hoàn thiện nó), 1 năm sau đó, ngọn đèn điện đầu tiên ra đời.

Ediswan (1883)

Thông phong này khiến cả thế giới há hốc mồm kinh ngạc khi vẫn phát sáng hoàn hảo sau 134 năm, trong khi những “đồng loại” khác chỉ “sống” được khoảng 1 năm. Nó được coi là bóng điện “già” nhất nước Anh và cũng là ngọn đèn “lớn tuổi” nhất thế giới.

Hiện nó thuộc sở hữu của Beth Crook. “Lão đèn” này là sản phẩm của nhà máy công nghiệp Ediswan (do Thomas Edison và vật lý người Anh Joseph Swan thành lập). Nó ra đời vào năm 1883, sau khi nhà máy trở lại hoạt động được 2 năm.

Chủ nhân đầu tiên của nó là Florence Crook, cậu bé mua nó, mang đến trường nhằm mục đích làm lóa mắt bạn bè. Sau đó, nó được trao cho Kenneth – con trai của Florence Crook. Và, hiện nay, bà Beth Crook (83 tuổi), vợ của Kenneth vẫn đang sử dụng nó tại ngôi nhà của 2 vợ chồng ở Morecambe (Lancs, Anh) sau khi ông qua đời.

Nó thực sự là một thử thách của thời gian và khiến nhiều người ngạc nhiên khi nó không có gì đặc biệt, chỉ có 6 dây tóc nằm bên trong chiếc vỏ thủy tinh.

Centennial (1901)

Centennial Light Bulb – niềm tự hào của trạm cứu hỏa số 6 (Livermore, California, Mỹ) đã được trao kỷ lục Guinness là chiếc bóng đèn có thời gian thắp sáng liên tục dài nhất thế giới. Có lẽ nó là ngọn đèn duy nhất trên thế giới có hẳn một trang web và Facebook riêng, có webcam quay trực tiếp và được tổ chức sinh nhật hằng năm.

Thông phong trăm tuổi này do công ty Shelby Electric sản xuất và được lắp đặt tại trạm cứu hỏa số 6 vào năm 1901, dù lịch sử không ghi chép ngày tháng chính xác, nhưng người ta thường tổ chức sinh nhật cho nó vào tháng 6 hằng năm. Kể từ khi được lắp đặt, nó đã miệt mài thắp sáng ở đây suốt 116 năm. Nó chỉ ngừng hoạt động trong thời gian ngắn khi cúp điện và khi được “chuyển nhà” vào năm 1976.

Lý do chiếc bóng đèn 60 W này vẫn sáng liên tục suốt 1 thế kỷ là điều khiến cả nhân loại tò mò. Có một lý thuyết cho rằng, nó có thiết kế hơi khác biệt so với bóng điện Edison thời đó, và đó cũng chính là nguyên nhân nó sống thọ. Nhà vật lý Debora Katz đã nghiên cứu nó với các sản phẩm khác của Shelby Electric. Kết quả cho thấy, dây tóc của nó dày gấp 8 lần những chiếc khác và được làm từ chất bán dẫn, có thể là sợi cacbon. Debora Katz cho biết, sẽ tìm mẫu dây tóc cùng thời để tìm nguyên nhân nhưng rất có thể nó là ngọn đèn có một không hai.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, tuổi thọ của nó được kéo dài một phần cũng do nó được thắp liên tục. Nghe vô lý nhưng thực tế cho thấy, mỗi lần bật và tắt bóng đèn, dây tóc nguội rồi lại được hâm nóng lên, do đó, tác động đến kim loại và tạo ra các vết nứt nhỏ. Hoạt động bật tắt liên tục, các vết nứt trở nên quá nhiều, dây tóc đứt khiến cuộc sống của chúng chấm dứt.

Đến nay, Centennial Light Bulb vẫn khiến nhiều nhà khoa học đau đầu đi tìm câu trả lời cho sự cháy bền bỉ của mình. Thành phố Livermore và Sở cứu hỏa Livermore-Pleasanton (nơi có bóng đèn Centennial) có ý định vẫn thắp sáng nó và không có kế hoạch làm bất cứ điều gì.

The Eternal Light: ánh sáng vĩnh cửu (1908)

Trước khi bị Centennial Light Bulb ở Livermore (California, Mỹ) soán ngôi thì nó được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là thông phong chiếu sáng liên tục và bền bỉ nhất thế giới. Hiện nay, nó đang đứng ở vị trí thứ 2, nhưng tuổi thọ của nó vẫn khiến bất cứ ai nghe đến cũng ngỡ ngàng.

Ban đầu, thiết bị chiếu sáng này được lắp đặt tại một sảnh của Toà nhà Opera Byers ở Fort Worth (Texas, Hoa Kỳ) vào ngày 21/9/1908. Khi nhà hát bị phá hủy vào năm 1977, nó được chuyển đến Viện bảo tàng lịch sử Livestock Exchange Building. Kể từ khi được lắp đặt lại ở đây, nó chỉ tắt một lần duy nhất. Tới nay, tuổi thọ của “cụ đèn” này đã lên tới 109.

Bóng điện của Jack Gasnick (1912)

Vào năm 1981, chiếc bóng điện của Jack Gasnick – chủ một cửa hàng kim khí ở Manhattan (New York, Mỹ) được coi là thiết bị thắp sáng liên tục và lâu đời thứ 3 trên thế giới. Thứ hạng này khiến Gasnick không hài lòng. Cũng trong năm đó, ông viết đơn tố cáo tuổi thọ của Centennial Light Bulb ở trạm cứu hỏa số 6 (Livermore, California, Mỹ) là sự gian lận trắng trợn (ông không hề nhắc đến The Eternal Light – đang giữ vị trí số 2).

Thiết bị chiếu sáng này đã được báo cáo bắt đầu hoạt động từ năm 1912 nhưng nó không nhận được giải thưởng, không nổi tiếng, không có danh hiệu cao quý và kết thúc cuộc sống của mình trong đau đớn. Gasnick rất nản lòng khi nó không hề được công nhận dù ông thấy nó xứng đáng. Năm 2003, cửa hàng của Gasnick bị san lấp, không ai biết được sự thật là ông đã mang bóng đèn đi hay nó đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát, vỡ tan theo giấc mơ của chủ nhân nó.

Mangum (1927)

Trưởng phòng Steven Slaton của cơ quan Phòng cháy chữa cháy Mangum (Oklahoma, Hoa Kỳ) là người trực tiếp chăm sóc ngọn đèn điện này. Theo ông, nó đã được thắp sáng từ năm 1927 sau khi Oklahoma chính thức trở thành tiểu bang của Mỹ được 20 năm, và kể từ đó đến nay, nó luôn âm thầm chiếu sáng nơi này.

Đèn điện này không hề có công tắc để bật, tắt, nó được nối với nguồn điện trực tiếp nên không thể nào tắt được. Cách duy nhất để nó ngừng tỏa ra ánh sáng là tháo ra khỏi nguồn điện. Một vài năm trước đây, vài người lính cứu hỏa đã vẽ các chấm đen lên bóng đèn để làm mờ bớt ánh sáng của nó vào ban đêm. Những người làm việc ở cơ quan Phòng cháy chữa cháy Mangum tin rằng nó sẽ tiếp tục thắp sáng các thế hệ tương lai sau này. Dù kết quả có ra sao, thì sau tất cả nó đã đứng vững trước thử thách của thời gian trong 90 năm qua.

Bóng điện trong tầng hầm của Bảo tàng Lửa ở quận York (1903)

Một thông phong bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1900 vừa được phát hiện vẫn đang sáng lấp lánh trong tầng hầm của Bảo tàng Lửa ở quận York (Pennsylvania, Mỹ). không biết nó có họ hàng gì với Centennial Light Bulb không nhỉ?

Dennis Kunkle, Giám đốc cơ sở vật chất của Trung tâm Lịch sử York County, cho biết mình không thể nói chắc chắn ngọn đèn này đã hoạt động chính xác trong bao lâu. Nhưng, kể từ khi tòa nhà được xây dựng vào năm 1903, nó đã được thắp sáng ở đó. Lớp khói phủ bên trong dây tóc cho thấy rằng có thể dây dẫn làm bằng sợi carbon thay vì vonfram (những bóng đèn sản xuất sau năm 1920 dây dẫn thường làm bằng vonfram).

Được biết, bóng đèn đã được chuyển từ tầng hầm bảo tàng đến trung tâm Lịch sử York County vào tháng 4/2017 vừa qua do hỏa hoạn. Liệu sau hỏa hoạn nó còn sáng? Đây là câu hỏi rất nhiều người chờ đợi đáp án.

Martin & Newby (1930)

Bóng điện ở cửa hàng Martin & Newby của Ipswich đã từng là bóng đèn cháy dài lâu thứ năm trên thế giới, nhưng hiện nay nó đã không còn nữa. Cuộc sống dài đằng đẵng của nó đã chấm dứt vào năm 2001.

Suốt 7 thập kỷ, ánh sáng của nó đã được thắp gần như liên tục tại phòng vệ sinh dành cho nhân viên cửa hàng. Brian Stopher, một quản lý bộ phận điện của Martin & Newby từ năm 1952 tin rằng, lý do ánh sáng của nó kéo dài lâu như vậy là do công suất thấp – chỉ khoảng 25 Watt.

Đèn neon ở Clifton’s Cafeteria (1935)

Năm 2012, chủ sở hữu mới của nhà hàng Clifton’s Cafeteria ở trung tâm thành phố Los Angeles (Hoa Kỳ) đã tìm thấy một ánh đèn neon ẩn sau bảng điều khiển bị bỏ lại từ năm 1935. Andrew Meieran đã cho sửa lại tiệm ăn của mình khi ông nhận thấy ánh sáng chiếu qua tường nhà kho. Sau khi kiểm tra thì ông phát hiện một ánh sáng neon đã được gắn vào pano từ rất lâu và dường như chưa bao giờ ngắt kết nối.

Người ta tính toán rằng, trong ngần ấy năm, đèn neon này đã tiêu tốn hết 17.000 USD tiền điện (gần 386,4 triệu đồng). Hiện nay, nó vẫn tiếp tục trách nhiệm phát sáng của cuộc đời nó, nhưng không phải là âm thầm trong nhà kho mà là được trưng ra ngoài cho khách hàng chiêm ngưỡng.

Đang tải bình luận,....
Đèn LED (Light Emitting Diode) được biết đến như là công nghệ thân thiện với môi trường do giảm lượng khí thải CO2, trong công nghệ đèn LED không sử dụng các chất độc hại như: thủy ngân, chì, cadium nên không gây độc cho con người và môi trường.
Theo một thông tin vừa được công bố, các nhà nghiên cứu tại AVG đang âm thầm phát triển một loại kính “tàng hình”, giúp bạn có thể vượt qua các phần mềm nhận dạng và tránh bị lộ các thông tin cá nhân.