• Roome - Đèn thông minh điều khiển chỉ bằng các thao tác của tay

Thứ 2 | 07/08/2017 - Lượt xem: 1278
Đèn thông minh nhận biết hoạt động của con người để tự động bật/tắt không phải là hiếm, tuy nhiên đèn điều khiển bởi cử chỉ, thao tác như dự án Roome đến giờ vẫn chưa xuất hiện nhiều. 
 

Theo nhà sáng chế, Roome là chiếc đèn đầu tiên cho phép người sử dụng có thể sử dụng các thao tác/cử chỉ tay để điều khiển cường độ ánh sáng, bật/tắt ánh sáng.

Theo đó, bên trong Roome tích hợp một vài cảm biến cần thiết như: cảm biến hồng ngoại, cảm biến ánh sáng và âm thanh, cảm biến nhận diện sóng điện từ từ cơ thể người, tất cả sẽ giúp cho Roome biết được khi nào cần bật sáng, khi nào nên tắt để tiết kiệm điện. Ví dụ như khi bạn đi làm về, mở cửa gây tiếng động lớn hay ở gần bóng đèn, nó sẽ tự động phát sáng. Khi bạn đi khỏi, Roome sẽ tự biết mà tắt để đỡ tốn tiền điện.

Khi ta ngủ, Roome sẽ biết không có bất kỳ hoạt động nào gần đó vì thế làm dịu ánh sáng rồi từ từ tắt.

Khi ta ngủ, Roome sẽ biết không có bất kỳ hoạt động nào gần đó vì thế làm dịu ánh sáng rồi từ từ tắt.

Điều tương tự như khi ta ngủ, Roome sẽ biết không có bất kỳ hoạt động nào gần đó và vì thế làm dịu ánh sáng rồi từ từ tắt, khi bạn thức dậy, ngồi dậy thì Roome sẽ cảm nhận chuyển động và bật sáng lên. Tất nhiên, quá trình này trong thời gian đầu sẽ gặp phải nhiều thiếu sót - ví dụ như bạn quay qua quay lại nó cũng có thể bật lên, lúc này thì đòi hỏi ta phải tắt bằng tay - tuy nhiên sau một khoảng thời gian, Roome sẽ tự động học hỏi thói quen của chủ nhân từ đó điều chỉnh ánh sáng sao cho hợp lý.

Quay trở lại với cơ chế điều khiển bằng thao tác/cử chỉ, để dùng tay điều chỉnh độ sáng cũng như tắt/bật Roome, đầu tiên ta phải để bàn tay lên trên đỉnh của đèn (cách một khoảng cách). Sau khoảng 1s đến 2s cho Roome nhận biết bàn tay của người dùng, sau đó bạn có thể đưa bàn tay lên cao để tăng độ sáng, hoặc hạ xuống thấp để giảm độ sáng. Khi tìm được cường độ ánh sáng thích hợp, ta giữ bàn tay ở vị trí đó trong 1s đến 2s để xác nhận, rồi sau đó bỏ ra. Trong trường hợp ta quét bàn tay qua trái phải thì đèn sẽ tắt/bật tương ứng.

Trên Roome có hai cổng USB để tiện cho việc sạc smartphone/tablet

Trên Roome có hai cổng USB để tiện cho việc sạc smartphone/tablet

Nhà sáng chế cũng cho biết Roome 20 bóng đèn LED với công nghệ flicker-free (loại bỏ nhấp nháy ánh sáng để giúp người dùng không bị mỏi mắt khi đọc sách), với độ sáng tối đa đạt mức 800LM, nhiệt độ ánh sáng 5200K. Trên Roome có hai cổng USB để tiện cho việc sạc smartphone/tablet, nó cũng có kết nối WiFi để tương tác với ứng dụng chuyên biệt trên smartphone.

Hiện tại thì Roome đang là dự án gây quỹ trên Kickstarter và nó đã thành công, chỉ đợi sản xuất. Để đặt mua Roome trong giai đoạn này thì các bạn phải bỏ ra từ 59$, chưa bao gồm phí vận chuyển

Theo Khoahoc.tv

Đang tải bình luận,....
Hiện nay đèn rọi led, đèn led rọi ray ngày càng được sử dụng phổ biến. Không quá nếu nói đèn rọi led đã nâng thẩm mỹ ánh sáng nên 1 tầm cao mới. Không chỉ giúp không gian ánh sáng thêm sang trọng, đèn led rọi khi dùng trong các shop còn giúp hướng sự chú ý của khách hàng vào các sản phẩm được chủ cửa hàng mong muốn giới thiệu, qua đó tăng hiệu quả kinh doanh rõ rệt. Với tần suất sử dụng cao đèn rọi led thường hay hỏng nhanh hơn các loại đèn led   khác.
Ánh sáng chính là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, ngoài ánh sáng tự nhiên đến từ mặt trời con người còn phát minh ra được những món đồ giúp tạo ra nguồn sáng nhân tạo. Vậy khai niệm về nguồn sáng là gì ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé !