Startup Trung Quốc tuyển người bằng cách đơn giản nhưng điên rồ: trả lương tới 3 triệu USD cho người giỏi
Trung Quốc thường được biến đến là nước có chế độ lương khá thấp cùng với sự xây dựng tràn lan các nhà máy công nghiệp. Nhưng thời gian gần đây việc đã có dấu hiệu thay đổi, một công ty khởi nghiệp đã chấp nhận trả cho top nhân viên xuất sắc nhất với mức lương cao nhất trên thị trường.
Đó chính là công ty công nghệ ByteDance Bắc Kinh, một sản phẩm trí tuệ của doanh nhân tên là Zhang Yiming. Anh còn sở hữu một công ty con vốn rất nổi tiếng với ứng dụng điện thoại Jinri Toutiao (tiếng Anh là Today's Headlines) . Đây là một ứng dụng tổng hợp tin tức và video từ hàng trăm kênh truyền thông. Trải qua năm năm, Today’s Headlines đã phát triển thành một trong những dịch vụ tin tức phổ biến nhất khắp nơi, với 120 triệu người dùng hàng ngày.
Công ty này đang tăng tốc độ với mục tiêu thu về 2,5 tỷ USD (57 nghìn tỷ VND) lợi nhuận trong năm nay, phần lớn là từ quảng cáo. Theo người trong ngành, nó đang có giá trị hơn 20 tỷ USD (455 nghìn tỷ VND), tương đương với công ty công nghệ vũ trụ SpaceX của Elon Musk
Người sáng lập công ty ByteDance, Zhang Yiming.
Ở Trung Quốc, công ty này đang gây tranh cãi vì cách tuyển dụng của họ. ByteDance chọn những ứng cử viên sáng giá nhất từng làm việc cho những ông lớn như tập đoàn Baidu. và Tencent Holdings Limited. Đôi khi Zhang Yiming tăng lương 50% và trả thù lao thông qua cổ phiếu công ty. Anh không hề hối tiếc việc mình đã làm.
"Triết lý của chúng tôi là phải trả giá cao nhất thị trường để đạt được kết quả tốt nhất", Zhang Yiming đã nói như vậy trong lần đầu tiên phát biểu với giới truyền thông nước ngoài nói. " Bạn cần phải cực kỳ tài giỏi để có thể đáp ứng một công ty luôn muốn đạt được nhiều thành tựu. "
Khi được hỏi về giá cao nhất của thị trường mà anh nhắc đến chính xác là gì, phản ứng của Zhang trở nên lúng túng và lảng sang chủ đề khác. Zhang chỉ xua tay rồi nói: "Nó là kiểu một mức lương không giới hạn cho tài năng không giới hạn."
Những nhân viên xuất sắc nhất có thể kiếm được 1 triệu USD (hơn 22 tỷ VND) gồm cả tiền thưởng tuỳ theo những vị trí công việc của họ. Tổng số tiền lương và đãi ngộ có thể hơn 3 triệu USD (68 nghìn tỷ VND). Zhang từ chối tiết lộ con số cụ thể, chỉ biết rằng hầu hết nhân viên thích cổ phiếu hơn tiền mặt.
Nói một cách rõ hơn, đây là cuộc chiến đấu thầu về tài năng trong những lĩnh vực được yêu thích nhất. Các kỹ sư AI cao cấp nhất ở Trung Quốc hiện nay thường yêu cầu mức đãi ngộ từ 1 đến 2 triệu USD (22 tỷ - 44 tỷ VND), phần lớn thông qua cổ phiếu. Theo tiết lộ mật, gần đây, một công ty startup khác đã đồng ý với chế độ lương 30 triệu USD (680 tỷ VND) trong 4 năm nếu đạt được một số mục tiêu nhất định.
Đây là dấu hiệu cho thời đại đầy biến động ở Trung Quốc. Vốn đầu tư mạo hiểm tăng 10 lần giữa năm 2013 và năm ngoái là khoảng 50 tỷ đô la. Những con số thúc đẩy cuộc chiến tìm kiếm nhân tài và thu hút sự quan tâm của thị trường startup càng ngày càng sục sôi. Công ty Dịch vụ Gọi xe lớn nhất Trung Quốc, Didi Chuxing, cùng tập đoàn Meituan Dianping (kinh doanh dịch vụ mua bán online) và công ty Toutiao giờ đây nằm trong số các công ty tư nhân có giá trị nhất ở Trung Quốc.
Toutiao có thể sẽ bị lép vế. Không giống như bất kỳ công ty khởi nghiệp khác ở Trung Quốc, công ty không hợp tác liên minh với một trong ba công ty Internet lớn là Tencent, Baidu, Alibaba. Bây giờ cả ba ông lớn này đang cố gắng tạo ra các ứng dụng tin tức riêng họ để đánh bại Toutiao.
Trụ sở của công ty ByteDance Bắc Kinh ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Zhang Yiming luôn đứng ngồi không yên. Một trong những lý do khiến anh chiêu mộ nhân tài mạnh tay như vậy là vì anh có nhiều kế hoạch để phát triển cùng với hàng tá sản phẩm ứng dụng mới. Một trong số đó là phiên bản tiếng Anh của Toutiao nhằm gây dấu ấn của Trung Quốc đến thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà tài trợ của công ty không phải không hề ảo tưởng về rủi ro. Neil Shen, đối tác quản lý của Sequoia Capital China và là một nhà đầu tư của ByteDance nghĩ công ty cần nghiên cứu nhiều hơn. Và nhiệm cụ của Zhang chính là cố gắng giải thích và thuyết phục bằng những thứ công ty mới phát triển được.
Một phòng họp trong trụ sở công ty.
Thời đại học, Zhang Yiming học ngành vi điện tử và kỹ thuật phần mềm và nghiên cứu về công nghệ từ sớm. Ý tưởng vềToutiao xuất phát từ việc thay đổi những thói quen đi làm của người Trung Quốc. Chỉ trong vài tháng, anh ấy không còn thấy những người bán báo dạo tại ga tàu điện ngầm bán báo vì mọi người đều đang đọc tin tức bằng smartphone. Và Zhang biết thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo đang trên đà phát triển thời gian gần đây.
Anh đã phát triển ứng dụng vào năm 2012 và cho ra mắt vào tháng 8 năm đó. Nó được mọi người nhanh chóng đón nhận.
Người dùng chỉ cần thực hiện vài cú nhấp và sẽ có đầy tin tức xuất hiện dưới tab. Họ có thể bấm theo dõi những người nổi tiếng hoặc tự tạo tab khác cho các sở thích đặc biệt như thời trang hoặc thể thao. Điều làm Toutiao nổi bật so với những ứng dụng tuong tự khác chính là nó sẽ học hỏi và ghi nhớ sở thích của người dùng để điều chỉnh nội dung phù hợp.
Toutiao cũng dành chỗ cho mục quảng cáo như Google và Facebook. Nếu mọi người tìm thông tin về nhà hàng Ý hoặc những ngôi sao Kpop, quảng cáo liên quan cũng sẽ xuất hiện cùng với kết quả. Nếu họ quan tâm thời trang hoặc tin tức tài chính, những quảng cáo nhắm đến đối tượng đó sẽ xuất hiện trên trang chủ newsfeed.
Số liệu của Bloomberg về vốn đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của công ty đang gây tranh cãi. Nó tập hợp nội dung từ hàng trăm nguồn - báo chí, dịch vụ video và trang web - và sau đó lưu trữ nội dung ở chỗ của mình khiến mọi người thường không bao giờ truy cập trang web gốc. Điều đó đã làm nổi lên các vụ kiện về bản quyền từ các tờ soạn ở tỉnh Hồ Bắc và Giang Tây hoặc các công ty dịch vụ Internet như Sohu.com Inc.
Zhang Yiming cho biết các khiếu nại bắt đầu ập đến khi công ty của ông tăng tiền đầu tư mạo hiểm, khiến các công ty truyền thông phải bồi thường. Anh ấy đã đàm phán và thoả thuận với các đối tác truyền thông để chia sẻ doanh thu. Toutiao cũng phát triển nền tảng cho phép người dùng tự tạo nội dung trên ứng dụng và họ sẽ được trả tiền.
Nhưng những giải quyết của Zhang vẫn không dập tắt cuộc tranh luận. Tencent đã kiện công ty vào mùa xuân năm nay về vấn đề bản quyền. Các công ty truyền thông cho rằng Toutiao không có quyền sử dụng nội dung của họ trừ khi họ đồng ý với thỏa thuận.
Công ty cũng đã kiện ngược lại Tencent và các đối thủ khác.
Liu Zhen, phó giám đốc phát triển công ty của ByteDance cho rằng các vụ kiện chỉ là việc cạnh tranh thông thường trên thương trường và sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Chiến lược của Toutiao khác biệt ở chỗ hoàn toàn dựa vào AI và thuật toán học máy để tìm kiếm tin tức, chỉnh sửa và tùy chỉnh nguồn cấp tin tức cho người dùng. Công ty không cần đến con người vì họ tin vào công nghệ.
Liệu Zhang có thể bảo vệ mô hình kinh doanh của mình không là một vấn đề khó nói. Kirk Boodry, nhà phân tích tại New Street Research, cho biết giá trị của sản phẩm dựa trên số lượng người dùng ứng dụng và quảng cáo. Nhưng Boodry tốc độ gia tăng số lượng người dùng đang chậm lại và quảng cáo cũng dần ít đi.
Zhang khẳng định mình không sao chép chất xám của bất cứ ai, từ sản phẩm đến công nghệ đều nhờ vào óc sáng tạo của tất cả mọi người.
Công ty luôn luôn gặp phải sự cạnh tranh để có được nguồn nhân lực xuất sắc nhất của ngành công nghệ thông tin, ngành nghề đang hot nhất trên thị trường lao động. Họ tăng lương cho những nhân viên có chuyên môn về AI. Theo người đồng sáng lập công ty, Nikhil Raj, mức lương khởi điểm cho công việc lập trình chương trình là từ 400.000 USD và những kỹ sư AI có kinh nghiệm lâu năm có mức lương thường là 7 con số.
Zhang là người ủng hộ kế hoạch điên rồ này, bất chấp những tranh cãi về mức lương và hoạt động kinh doanh. Thậm chí anh còn dự tính chiêu mộ hơn 200 kỹ sư AI để có thể cạnh tranh với các đối thủ ngoài thương trường.