• Sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện trong việc khai thác nước ngầm tại Việt Nam

Thứ 2 | 24/07/2017 - Lượt xem: 1342
Với định hướng “xanh hóa” và tiết kiện điện trong quy trình sản xuất- tập trung vào lĩnh vực năng lượng, công ty TNHH MTV Nước Ngầm Sài Gòn phối hợp với Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM (Sở KH&CN-TP.HCM) đã và đang thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Phần lớn những giải pháp về năng lượng này không quá khó thực hiện, kinh phí đầu tư cũng không quá cao. Song hiệu quả mang lại thì rất tích cực, số tiền công ty đầu tư thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng là 14.142.023.000 VNĐ, qua đó năm 2015 vừa qua số năng lượng tiết kiệm được là 2.027.195 kWh/năm, tính ra đã tiết kiệm được 4.113.003.000 VNĐ, suất tiêu hao năng lượng khá thấp: 0.499kWh/m3 nước sạch…
 
trang-trai-dung-den-led-11
 

Công ty TNHH MTV nước ngầm Sài Gòn, là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối nước sạch, công ty hoạt động 24/24 giờ trong ngày, và 365 ngày/năm, năng suất khoảng 68.000 m3 nước sạch /ngày đêm.

Một số giải pháp chính về tiết kiệm năng lượng mà công ty nước ngầm Sài Gòn đã thực hiện bao gồm:

– Giải pháp 1: Lắp 10 biến tần cho 10 bơm nước thô. Công ty có 41 bơm giếng nước thô có công suất từ 18.5kW đến 37kW trong đó đang vận hành 39 bơm (2 bơm còn lại bị hư). Để hoạt động của bơm phù hợp với yêu cầu thực tế và điều hòa được áp lực trong hệ thống đường ống cấp về nhà máy nước, từ năm 2013 đến nay công ty đã triển khai lắp 10 biến tần cho 10 bơm giếng nước thô. Dự kiến theo kế hoạch sẽ lắp thêm 7 biến tần cho 7 bơm giếng nước thô còn lại.

– Giải pháp 2: Lắp 2 biến tần cho 2 bơm vôi 3kW. Lắp 2 biến tần cho 2 bơm polymer 0.35kW. Lắp 2 biến tần cho 2 bơm flour 0.35kW. Hệ thống nhà vôi, nhà hóa chất có công suất tiêu thụ điện ít. Điện năng tiêu thụ tại khu vực này chủ yếu là các bơm hóa chất. Các bơm này được vận hành theo phương pháp thủ công, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người công nhân. Để nâng cao hiệu quả tiết kiệm điện năng tiêu thụ của khu vực này và nâng cao chất lượng nước sạch, từ năm 2009 đến năm 2012 công ty đã lắp biến tần cho 2 bơm vôi có công suất 3kW/bơm, 2 bơm Polymer có công suất 0.35kW/bơm, 2 bơm Flour có công suất 0.35kW/bơm và hệ thống bơm vôi, bơm clor, bơm polymer đều được điều khiển hàm lượng theo phương pháp tự động

– Giải pháp 3: Thay đèn ao áp Metanic (150W) bằng đèn compact (60W) khu bể lắng, trạm giếng. Các đèn ao áp Metanic (150W) đang sử dụng không hiệu quả về mặt năng lượng so với loại đèn compact (60W). Công ty đang thay dần các bóng đèn cao áp Metanic, đã thay được 19 bóng đèn ao áp Metanic (150W) bằng đèn compact (60W) tại khu bể lắng và trạm giếng. Trong thời gian tới, sẽ thay hết đèn Metanic còn lại bằng đèn compact.

– Giải pháp 4: Lắp 1 biến tần cho 1 bơm rửa lọc 150kW. Công ty đang sử dụng 12 bể lọc với khích thước mỗi bể 8m x 4.5m x 4.2m. Vật liệu dùng để lọc bằng cát. Công ty sử dụng bơm rửa lọc để vệ sinh bể lọc, thời gian vận hành trung bình của bơm này là 1 giờ/ngày.

– Giải pháp 5: Lắp 1 biến tần cho 1 bơm gió 37kW. Bơm gió để vệ sinh bể lọc, thời gian vận hành trung bình của bơm này là 1 giờ/ngày. Thời gian vệ sinh phù thuộc vào chất lượng nước

– Giải pháp 6: Lắp 3 bộ biến tần cho 3 bơm nước sạch có công suất 250kW (công ty có 3 bơm nước sạch 250kW trong đó đang vận hành 2 bơm, 1 bơm còn lại dùng để dự phòng). Nhằm điều chỉnh tải hoạt động của bơm phù hợp với yêu cầu thực tế và điều hòa được áp lực trong hệ thống đường ống cấp ra mạng, từ năm 2009 đến năm 2014 Công ty đã triển khai lắp 3 biến tần cho 3 bơm nước sạch.

– Giải pháp 7: Sử dụng bơm nước sạch có hiệu suất cao. Trước đây, công ty sử dụng 3 bơm nước sạch có hiệu suất thấp (hiệu suất vận hành thực tế khoảng 65%). Năm 2012 công ty đã thay 3 bơm này bằng 3 bơm có hiệu suất cao hơn (bơm mới có hiệu suất thực tế 87%)

– Giải pháp 8: Sử dụng bơm nước thô có hiệu suất cao. Trước đó, công ty sử dụng 39 bơm nước thô có hiệu suất thấp (hiệu suất vận hành thực tế khoảng 67%). Sau khi thay các bơm này thành bơm có hiệu suất cao hơn (bơm mới có hiệu suất thực tế 87%).

Công ty nước ngầm Sài Gòn cho biết, sau khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong năm 2015 đã đạt được một số kết quả như sau:

Chỉ tiêu đặt ra về tiết kiệm năng lượng là 5,782 kWh/năm.

Suất tiêu hao năng lượng dự kiến đạt được là 0,500kWh/m3 nước sạch.

Kết quả: Tổng số năng lượng tiết kiệm là 2.027.195 kWh/năm. Tổng đầu tư là 14.142.023.000 VNĐ. Tổng chi phí tiết kiệm: 4.113.003.000 VNĐ. Suất tiêu hao năng lượng đạt: 0, 499kWh/m3 nước sạch. Mức tiết kiệm đạt được 34,960% so với chỉ tiêu tiết kiệm đặt ra cho năm 2015. Suất tiêu hao năng lượng hiện tại đã đạt được so với mức dự kiến.

Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho biết, mức tiết kiệm sẽ còn cao hơn nữa nếu công ty triển khai thêm các giải pháp như: thay thế bóng đèn cao áp Sodium 250W bằng đèn compact 75W; thay thế bóng đèn huỳnh quang 1.2m T10 (40W) bằng đèn led 1.2m 18W; thay thế bóng đèn huỳnh quang 1.2m T8 (36W) bằng đèn led 1.2m 18W; lắp 7 biến tần cho 7 bơm giếng nước thô.

Thêm các giải pháp này thì quy trình sản xuất khai thác nước ngầm sẽ xanh thêm nữa, vì sẽ giúp tiết kiệm thêm: Tổng số năng lượng tiết kiệm: 316.757kWh/năm. Tổng đầu tư: 789.178.000 đồng. Tổng chi phí tiết kiệm: 558.126.000 đồng. Suất tiêu hao năng lượng dự kiến sẽ đạt 0, 487 kWh/m3nước sạch…
 

Nguồn tham khảo
Đang tải bình luận,....
Sử dụng ánh sáng đèn LED để ghi lại chuyển động của người nghệ sĩ (Motionexposure), khi họ đang chơi đàn là ý tưởng của Stephen Orlando. Orlando đã gắn những bóng đèn LED lên cây vĩ cầm, sau đó sử dụng kĩ thuật chụp ảnh phơi sáng để chụp những bức ảnh lúc nghệ sĩ chơi đàn, kết quả là chúng ta có được hình ghi lại màu sắc những chuyển động đó.
Thiếu ngủ không phải là chuyện nhỏ, nó sẽ giảm hiệu suất công việc, người mệt mỏi, sút giảm trí nhớ và nhiều bệnh khác. Vì vậy Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ (NASA) đang thiết kế một loại đèn LED đặc biệt hỗ trợ giấc ngủ cho các phi hành gia.