• 19 ý tưởng trang trí đèn LED cho nhà bếp rộng thênh thang

Thứ 3 | 20/06/2017 - Lượt xem: 1868
Mới đây các một số kiến trúc sư đã áp dụng phương pháp sử dụng ánh sáng đèn LED để tận dụng tối đa không gian cho căn phòng bếp của các gia chủ, phương pháp này ngày càng được ưa chuộng.

Việc sử dụng chất liệu, màu sắc, bố trí vật dụng sẽ khiến nhà bếp nhỏ của bạn mở rộng thênh thang mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.Nhiều người trong chúng ta sống trong những ngôi nhà nhỏ và căn hộ, có nghĩa là nhà bếp cũng khá nhỏ. Nhà bếp nhỏ có thể rất thiết thực và đẹp nếu chúng được trang trí theo đúng cách. Thiết kế của một nhà bếp nhỏ có thể là một thách thức thực sự, vì đòi hỏi phù hợp với tất cả các yếu tố cần thiết vào một không gian cực nhỏ. Nhà bếp trước nhất phải có chức năng và thiết thực – từ sự lựa chọn vật liệu, sắp xếp các yếu tố, đến tổ chức không gian và tất nhiên, mọi thứ cần phải hài hòa với nhau.

Để sử dụng không gian nhà bếp tốt hơn, hãy sử dụng các phần tử có các chiều rộng khác nhau để tận dụng tối đa không gian của bạn. Thay vì tấm ván hoặc gỗ, tốt hơn nên sử dụng thủy tinh hoặc nhựa trong các nhà bếp nhỏ, bởi vì nó giúp mở rộng không gian, trở nên thoáng đãng hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng đầy cảm hứng để trang trí cho căn bếp nhỏ gọn, hãy duyệt qua bộ sưu tập sáng tạo dưới đây và bạn sẽ có cảm hứng thiết kế nhà bếp nhỏ hẹp ngay thôi!

1. Nhà bếp tạo cảm giác cao và rộng với cách bố trí những vật dụng có hình dạng chữ nhật. Sắc trắng được sử dụng cho toàn bộ không gian từ mặt thềm bếp trở lên tạo sự thoải mái, rộng rãi và sạch sẽ. Chiếc tủ lạnh to có màu đỏ nổi bật không làm không gian bị thu hẹp lại mà càng thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng.

.
2. Nhà bếp nhỏ hẹp nhưng không vì thế mà khiến chúng ta ngán ngẩm. Tông màu trung tính khiến không gian thêm phần tươi mát. Những ô kệ hình vuông được đóng cẩn thận, tạo cảm giác gọn gàng, giúp nhà bếp như rộng thêm ra. Bức tường vàng đậm càng khiến không gian nơi đây đậm chất thơ.

3. Ở nhà bếp này, kiến trúc sư lại khéo léo bài trí những tủ đựng đồ, ghế ngồi, gạch lát cùng tông màu trắng bóng. Sắc trắng bóng tạo cảm giác không gian mở rộng lại vô cùng hiện đại cho nhà bếp của bạn.

4. Ở một không gian nhà bếp khác, chúng ta lại được chiêm ngưỡng nhà bếp với sắc trắng chủ đạo. Điểm nhấn là những cửa ngăn kéo tủ có màu đỏ đô.

5. Tất cả những đồ dùng nấu nướng, vật dụng ăn uống như bát đĩa, chén thìa… đều được xếp vào những ngăn tủ có kính đóng kín. Chính vì vậy, dù nhà bếp có nhiều đồ dùng đến mấy bạn vẫn cảm thấy vô cùng yên tâm là không gian không bị nhỏ hẹp đi.

6. Sắc trắng kết hợp với màu xám gỗ trung tính tạo cảm hứng nấu nướng trong không gian nhà bếp này. Chiếc đèn với ánh sáng dịu nhẹ tỏa sáng càng làm không gian thêm ấm áp.

7. Ở đây, những chiếc đèn LED với ánh sáng màu vàng dịu nhẹ được tận dụng tối đa. Với thiết kế bằng kính, lát đá hoa sáng bóng, ánh sáng của đèn càng làm không gian trở nên lung linh, ấm cúng mà không hề chật hẹp.

8. Bếp nấu nướng, khu rửa bát và nơi sắp xếp bát đĩa, xoong nồi được bài trí cùng trên một chiếc bệ.Màu vàng chanh gam trầm là điểm nhấn cho những cánh tủ trên nền tường và sàn nhà trắng sáng.

9. Sắc trắng là tông màu chủ đạo ở thiết kế nhà bếp nhỏ xinh này, khiến không gian như mở rộng thêm. Chủ nhà đã vô cùng tinh tế khi điểm thêm một số kệ tủ đựng đồ màu da cam khiến không gian có điểm nhấn nổi bật.

10. Không cần quá màu mè, ở đây, nhà bếp vẫn có tông màu trắng là chủ đạo, điểm thêm bức tường màu đen nhưng vẫn không kém phần ấn tượng. Điểm nổi bật chính là chiếc bàn đa năng, vừa có thể ngồi ăn quây quần bên nhau, vừa có thể cất bát đũa mà không tạo cảm giác bừa bộn.

11. Thiết kế nổi bật trong nhà bếp này chính là những chiếc ghế làm bằng nhựa trong suốt. Nền nhà và tường đều sử dụng những chất liệu sáng bóng, hài hòa với bài trí của những chiếc ghế, tạo cảm giác không gian mở rộng.

12. Những vật liệu bằng thủy tinh trong suốt được tận dụng tối đa. Từ những chiếc đĩa bằng thủy tinh đến việc bài trí lọ cũng được làm bằng thủy tinh… không gian nhà bếp như trong trẻo và rộng thêm ra.

13. Sắc trắng được sử dụng bao trùm trong thiết kế nhà bếp này. Những bức tường trắng, những ô kệ đựng đồ dùng, mặt bếp… tất cả đều có sắc trắng của đá, của thép khiến không gian sáng bừng.

14. Một nhà bếp được giới hạn trong 2 cạnh của hình tam giác vẫn hiện lên ngăn nắp, đầy đủ. Ở thiết kế này, màu trắng được tận dụng tối đa để mở rộng không gian. Điểm nhấn nhá là những lọ hoa, cây cảnh trên mặt kệ bếp.

15. Thiết kế nhà bếp nổi bật với những tủ gỗ mộc mạc. Không gian như sáng bừng nhờ ánh sáng của đèn LED ấm cúng. Sự phản chiếu của gạch lát nhà bếp sáng bóng càng khiến không gian thêm rộng mở.

16. Ở thiết kế nhà bếp này, bên cạnh sắc trắng làm chủ đạo, kiến trúc sư vô cùng khéo léo khi sử dụng đèn LED chiếu sáng chạy dài cả khu vực nấu nướng. Chiếc bàn cao cùng ghế cao cũng có màu trắng khiến không gian thêm hiện đại, rộng mở.

17. Sắc trắng tinh khôi, sáng bóng được tận dụng tối đa để mở rộng không gian nhà bếp. Chúng ta dường như không xác định được không gian, giới hạn của nhà bếp này thực ra cao rộng đến đâu nữa. Chiếc bàn gỗ làm điểm nhấn trong thiết kế này.

18. Màu vàng của tủ đựng đồ, bàn gỗ hài hòa với sắc trắng ngà của tường. Ánh sáng từ bên ngoài hắt vào khiến không gian không bị nhỏ hẹp, tối tăm.

19. Màu trắng vẫn được sử dụng để mở rộng không gian nhà bếp. Đặc biệt, cách chia không gian thành những ô vuông ngay ngắn khiến không gian có sự phân chia mà làm chúng trở nên nhỏ hẹp.

Đang tải bình luận,....
Được giới thiệu vào khoảng năm 1970, và cho đến nay đèn HPS (High-Pressure Sodium) vẫn là giải pháp chiếu sáng đường phố phổ biến. Mặc dù sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, khả năng hiển thị của đèn HPS nhiều thiếu sót, đặc biệt là khi so sánh với công nghệ chiếu sáng mới hơn.
Ngày nay, đèn LED là một trong những bóng đèn hàng đầu thay thế cho bóng tuýp huỳnh quang trong thị trường chiếu sáng. Bằng cách cài đặt đèn LED, bạn sẽ loại bỏ tất cả những rắc rối của việc duy trì sử dụng đèn huỳnh quang, đồng thời giảm hóa đơn tiền điện của bạn. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét 8 vấn đề hàng đầu mà bạn phải đối mặt với đèn huỳnh quang, và làm thế nào mà đèn LED có thể loại bỏ chúng!
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm đèn LED không rõ nguồn gốc như đèn LED Downlight âm trần, đèn rọi, đèn tuýp LED, đèn ngầm nước LED, đèn pha LED… khiến người tiêu dùng hoang mang không biết lựa chọn đèn LED như thế nào cho tốt, để không tiền mất tật mang?