• Đèn LED là gì?

Thứ 7 | 15/07/2017 - Lượt xem: 1415
LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát quang), là các diod có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Công nghệ LED là công nghệ chiếu sáng bằng 2 điện cực với sự hỗ trợ của các loại vật liệu bán dẫn và công nghệ nano.
 

Cũng giống như Diod, LED được cấu tạo từ 1 khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Trong hai khối bán dẫn, một khối chứa các điện tử điện tích âm và khối còn lại mang những lỗ trống điện tích dương. Khi chúng gặp nhau, các điện tích âm và dương kết hợp với nhau, tạo ra các electron giải phóng năng lượng dưới dạng lượng tử ánh sáng.

Đèn LED không sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V thông thường mà chỉ sử dụng nguồn điện một chiều với hiệu điện thế nhỏ nên thường có bộ lọc và bộ điều khiển đi kèm.

Đèn LED có những ưu điểm như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ từ 70%-80% so với loại đèn thông thường. Một bóng đèn LED công suất 5W có thể cho ánh sáng tương đương với một bóng đèn thông thường công suất 20W. Thời gian chiếu sáng của đèn LED trắng trung bình 100,000 giờ (tương đương 35 năm, mỗi ngày hoạt động 8 giờ). Theo tính toán của viện Hàn Lâm khoa học Mỹ, nếu sử dụng đèn LED cho 50% nhu cầu chiếu sáng hiện nay ở nước này, thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 17GigaWatt điện, tương đương công suất của 17 cụm nhà máy điện hạt nhân. Với lĩnh vực chiếu sáng công cộng, đèn LED trắng đã bắt đầu tham gia vào các công trình kiến trúc mới.

Đặc điểm đèn LED

Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động của đèn LED cũng thấp hơn rất nhiều(gần như không đáng kể) so với các loại bóng đèn thông thường hiện nay, đó cũng chính là một trong những lý do khiến đèn LED tiết kiệm điện năng hơn các loại bóng đèn khác.

Bên cạnh đó đèn LED có những ưu điểm khác như khi hoạt động không sinh ra các tia hồng ngoại hay tia cực tím. Những ưu điểm của loại đèn này là không thể phủ nhận, những thiết kế với nhiều phong cách khác nhau đã và đang biến đèn LED trở thành một thiết bị chiếu sáng đáng được lựa chọn cho không gian sống của mỗi gia đình và các công trình xây dựng.

Bất kỳ sự chấn động nhẹ hay va chạm nào thì dây tóc của bóng đèn huỳnh quang có thể đứt và dẫn đến tình trạng cháy nổ nhưng LED do cấu tạo an toàn và nhỏ gọn không dễ dàng bị phá hủy và hư hỏng. LED còn an toàn hơn cho người sử dụng về lâu dài và an toàn cho môi trường vì không chứa thủy ngân. Ánh sáng LED liên tục và không nhấp nháy như bóng đèn huỳnh quang vốn bị xem là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu và động kinh.

Đèn LED thay thế đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang bởi những ưu điểm như tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao, tích cỡ nhỏ, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động không đáng kể, hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, không sử dụng thủy ngân như các loại bóng huỳnh quang thông thường.

Ánh sáng phát ra của đèn LED có màu sắc phụ thuộc vào chất liệu làm ra nó. Ví dụ như đèn LED màu đỏ được làm từ các thành phần hóa học như nhôm, gali, a-xen. Đèn LED màu trắng được tạo ra bằng cách bao phủ một lớp photpho màu vàng bên ngoài đèn LED xanh da trời.

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ LED, phạm vi và khả năng ứng dụng của LED ngày càng mở rộng trong các hoạt động đời sống.

Nguồn tham khảo
Đang tải bình luận,....
Khi bạn là người mới đến với đèn LED có rất nhiều những thuật ngữ về chiếu sáng khác nhau dẫn đến khả năng nhầm lẫn khi chọn mua sản phẩm. Dưới đây bạn có thể đọc thêm và các thuật ngữ Lux, Lumen và Watt để tránh những hiểu nhầm khi chọn mua sản phẩm đèn LED.
Nhiệt độ màu là một thông số quan trọng trong chiếu sáng và có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho người sử dụng có thể chọn lựa các loại bóng đèn phù hợp cho gia đình. Mục đích của bài viết này là giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm nhiệt độ màu là gì cũng như bảng nhiệt độ màu của đèn led.