• Pha trộn màu sắc các nguồn sáng cho ngồi nào thêm lung linh

Thứ 4 | 12/07/2017 - Lượt xem: 1569
Quan trọng nhất vẫn là việc đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà một cách nhiều nhất có thể. Ánh sáng nhân tạo sẽ đóng vai trò bổ sung cho ánh sáng tự nhiên và tạo ra sự cảm nhận khác nhau cho mỗi không gian.

1

Đảm bảo rằng không gian nội thất được chiếu sáng bởi nhiều mức độ khác nhau

Trong một không gian nội thất, sẽ là vô ích nếu bạn bố trí ánh sáng một cách vô tội vạ. Chỉ cần ghi nhớ một nguyên tắc cơ bản: có nhiều mức độ chiếu sáng khác nhau. Một nguồn sáng chung và một nguồn sáng chiếu tập trung là điều cần thiết. Nguồn sáng chung cần phải đủ mạnh để có thể chiếu sáng toàn bộ không gian. Nguồn sáng chiếu tập trung sẽ được hướng đến những nơi khác nhau.
Chúng ta có thể lấy ví dụ từ việc chiếu sáng không gian bếp. Tại đây, một nguồn sáng chung được bố trí trên trần sẽ chiếu sáng cho toàn bộ gian bếp. Tiếp theo đó, đèn bố trí dưới tủ bếp sẽ đóng vai trò là nguồn sáng chiếu tập trung, tăng cường mức độ chiếu sáng cho mặt bếp, là nơi diễn ra nhiều hoạt động trong bếp.

2

Sử dụng các nguồn sáng phù hợp với hoạt động

Trong các không gian khác nhau, chúng ta cần bố trí chiếu sáng khác nhau. Việc bố trí chiếu sáng để đọc sách trên giường sẽ không giống với việc bố trí chiếu sáng cho bàn trang điểm.
Việc bố trí chiếu sáng phù hợp với hoạt động đem lại hai lợi ích. Thứ nhất, chúng ta chỉ cần bật các nguồn sáng mà chúng ta cần. Việc này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu hao. Mặt khác, việc bố trí ánh sáng như vậy sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu vì không khí được tạo ra trở nên thuận lợi cho hoạt động đang diễn ra. Tương tự, một nguồn sáng dịu gần sofa sẽ đem lại cảm giác thư giãn, trong khi nguồn sáng từ đèn chùm trên bàn sẽ đem lại sự ấm cúng và những đèn chiếu điểm trên sẽ đem lại sự năng động cho không gian.

3

Pha trộn ánh sáng thế nào

Nguồn sáng màu vàng sẽ tạo ra sự thư giãn, ấm cúng. Nhưng không phải lúc nào bố trí nguồn sáng màu vàng cũng phù hợp với không gian nội thất. Nếu trong phòng có nhiều đồ vật có kích thước lớn, nguồn sáng màu vàng sẽ làm cho không gian trở nên nặng nề và tẻ nhạt.
Trong khi đó, nguồn sáng trắng tạo ra sự năng động, tạo ra năng lượng. Nhưng nếu chỉ bố trí ánh sáng trắng, sẽ làm không gian trở nên lạnh lẽo.
Trên thị trường hiện nay, trên bao bì của các bóng đèn có ghi nhiệt độ màu Kevin của bóng đèn, dao động từ 2.700 – 6.500K. Nhiệt độ 2.700K sẽ cho ánh sáng có màu vàng, trong khi nhiệt độ 6.500K cho ánh sáng trắng lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất cho không gian nội thất là nằm trong khoảng 4.200 – 5.000K, nhưng trên thị trường hiện nay chỉ có một vài nhà cung cấp bán bóng đèn có nhiệt độ màu nằm trong khoảng này, và hầu hết là những sản phẩm cao cấp, không phù hợp với đại chúng.
Do đó, cách tốt nhất là pha trộn các nguồn sáng có màu sắc khác nhau. Nên bố trí nguồn sáng trung tính có màu trắng để đem lại cho không gian sự năng động, cũng như tạo sự trung thực về màu sắc khi bạn tiến hành các hoạt động như trang điểm, sử dụng máy tính cho các chương trình đồ hoạ… Đối với các nguồn sáng tập trung, nguồn sáng điểm nên sử dụng ánh sáng màu vàng để đem lại sự ấm cúng cho không gian.

Nguồn tham khảo

Đang tải bình luận,....
Đèn led trang trí đã trở thành thiết bị chiếu sáng phổ biến với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm chính hãng, chất lượng thì có rất nhiều sản phẩm đèn led trang trí kém chất lượng bày bán tràn ngập trên thị trường. Điều này dẫn tới nguy cơ cháy nổ cao khi sử dụng đèn led trang trí. Vậy làm sao để hạn chế được nguy cơ đó, hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây của chúng tôi  để tìm hiểu thêm về những nguy cơ gây cháy nỗ đèn led trang trí nhé.
Mất âm thanh trên máy tính là vấn đề xảy ra khá thường xuyên và cũng có nhiều cách để khắc phục tình trạng mất âm thanh trên Windows. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn 4 phương pháp sửa lỗi không nghe được âm thanh trên máy tính.
LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát quang), là các diod có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Công nghệ LED là công nghệ chiếu sáng bằng 2 điện cực với sự hỗ trợ của các loại vật liệu bán dẫn và công nghệ nano.
LED – viết tắt của cụm từ Light Emitting Diode, tạm dịch là Điốt phát quang. Là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một bán dẫn loại P ghép với một bán dẫn loại N. Tương tự như bóng đèn tròn dùng sợi đốt nhưng không phải chiếu sáng bằng sợi đốt, đèn LED được coi là loại đèn tiết kiệm điện năng nhất, tạo ra hiệu suất ánh sáng tốt nhất , tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị chiếu sáng thông thường.